Nên chọn học nghề hay đại học tại Đức
Mục lục bài viết
Tương lai sự nghiệp của con em luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều bậc phụ huynh, phụ huynh nào cũng muốn con mình có một tương lai tươi sáng, sự nghiệp ổn định nhưng phía trước là cả một hành trình và nhiều sự lựa chọn. Hiện nay, học đại học không phải là con đường duy nhất đi đến thành công nên mỗi người sẽ có sự lựa chọn khác nhau về con đường mình đi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hoang mang lựa chọn đi học đại học hay học nghề sẽ phù hợp với bản thân mình. Hãy cùng tìm hiểu bài viết để hiểu rõ hơn những lợi ích giữa việc học nghề hay đại học.
>> Xem thêm: Cách làm thủ tục xin visa du học nghề Đức 2020 mới nhất
Lựa chọn học nghề hay đại học tại Đức
Nên lựa chọn đại học hay học nghề?
Lợi ích của việc học đại học
- Có nền tảng kiến thức: thông thường các chương trình học của các trường đại học sẽ kéo dài khoảng 4 - 5 năm, đối với ngành y thì thời gian có thể kéo dài hơn là 6 - 8 năm. Ưu điểm của học đại học tại Đức là trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường thì bạn sẽ tiếp thu được những kiến thức nền tảng từ những môn đại cương đến kiến thức chuyên ngành mà bạn lựa chọn, từ kiến thức vi mô đến kiến thức vĩ mô và sẽ học hỏi từ lý thuyết đến thực tiễn. Nếu bạn đủ đam mê và lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng của mình thì tin chắc rằng sau 4 năm đại học bạn sẽ xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc cho bản thân mình.
Nhưng những kiến thức của chương trình học đại học là kiến thức bao la và rất tổng quát chính vì vậy với kiến thức khủng như vậy làm cho một số bạn sinh viên khó tiếp thu hết được kiến thức đó. Đó cũng là một trong những trở ngại của thực tế hiện nay.
Học đại học mang đến cho sinh viên nhiều lợi ích
- Cơ hội việc làm của sinh viên: Lợi ích của học đại học tại Đức là sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có bằng cử nhân hay kỹ sư đại học còn tùy thuộc vào ngành học. Hiện nay nhiều công ty lớn trên thị trường tuyển sinh vào vị trí cao đều yêu cầu là bằng đại học. Nhìn chung, đa phần những bậc phụ huynh đều hướng cho con em lựa chọn những ngành “hot” và vào những trường thuộc trong top để tin rằng cơ hội việc làm sau khi ra trường sau khi có tấm bằng danh giá đại học là khá cao.
Tuy nhiên, hiện nay các trường đại học đào tạo sinh viên là mọc nên như nấm, có rất nhiều sinh viên ra trường hàng năm mà những nhà tuyển dụng hiện nay có yêu cầu khắt khe và linh hoạt hơn. Những nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm, thâm niên trong nghề và kỹ năng trong làm việc hơn là yêu cầu bằng cấp như trước đây. Do đó, đây cũng là một thách thức lớn cho những bạn sinh viên sau đại học bởi các bạn học trên trường là lý thuyết và kiến thức tổng quát bao la và chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong nghề nên hàng năm có rất nhiều bạn sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường.
Cơ hội việc làm cho sinh viên học đại học
- Mức lương thu nhập: đó là điều hiển nhiên khi bạn bỏ ra thời gian, tiền bạc vào 4 năm đại học để có cái bằng cao thì lương sẽ là phần đền bù xứng đáng. Khi bạn làm việc ở công ty lớn, với kết quả của tấm bằng đại học ấn tượng thì bạn hoàn toàn có thể nhận được một mức lương đáng mơ ước, lương bổng và thăng tiến trong công việc.
Thế nhưng, tình trạng thất nghiệp của sinh viên ra trường rất nhiều, nhiều sinh viên bỏ 4 năm đi học đại học nhưng ra trường vẫn không kiếm được việc làm hoặc phải làm trái ngành và tệ hơn là phải giấu bằng cấp của mình đi làm công nhân. Vậy liệu việc lựa chọn học đại học có còn là lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ trong khi hiện nay có rất nhiều con đường khác mở ra như học nghề, tư kinh doanh, du học,...
>> Xem thêm: Bạn cần những gì để đi du học nghề Đức
Mức thu nhập của sinh viên sau khi học đại học
Những lợi ích khi học trường nghề
- Nền tảng kiến thức: một trong những ưu điểm của trường học nghề tại Đức là khi bạn tham gia vào chương trình học nghề là bạn sẽ được thành thạo những kỹ năng chuyên môn ngành nghề. Việc bạn học chuyên môn ngành nghề bạn còn được thực hành những kiến thức đã được học để có được những kinh nghiệm trong quá trình học tập. Sau khi ra trường bạn có thể tự tin khi nắm vững được những kinh nghiệm khi còn đi học để lức đi làm không bỡ ngỡ và không phải đào tạo lại.
Nền tảng kiến thức có được khi cho học nghề
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: học nghề thời gian thường là từ 2 - 3.5 năm ngắn hơn so với khi học đại học nhưng ưu điểm là trong thời gian này học viên được học chuyên môn và được thức hành và có kinh nghiệm thành thạo với nghề. Khi ra trường có thể xin được việc làm ngay với những kiến thức thực tiễn chuyên môn ở trường học.
- Cơ hội việc làm: nhờ có sự kết hợp giữa việc học lý thuyết và thực hành nên học viên đầy đủ những kinh nghiệm, thành thạo nghề ngay khi ngồi ghế nhà trường và phù hợp với nhu cầu thị trường lao động hiện nay. Do đó, cơ hội việc làm sau khi ra trường là rất cao vì hiện nay công ty hay doanh nghiệp bắt đầu yêu cầu về những kỹ năng thực tiễn chứ không nằm trên sách vở, lý thuyết. Và doanh nghiệp cũng yêu cầu cao hơn khi bạn làm được việc hơn là những bằng cấp. Doanh nghiệp hiện nay sẵn sàng lựa chọn một người có kinh nghiệm, tay nghề trong công việc du bằng cấp kém hơn so với người có bằng cấp cao nhưng kinh nghiệm không có.
Cơ hội việc làm cho học viên sau khi ra trường đào tạo nghề
- Mức lương thu nhập: đây cũng chính là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh và bạn trẻ khi lựa chọn học nghề. Vì nhiều người vẫn nghĩ lương của học nghề sẽ không bằng lương của những người có bằng cấp cao. Nhưng thực tế hiện nay, những doanh nghiệp nhìn nhận về khả năng làm việc và chuyên môn trong công việc mà trả lương phù hợp.
Mức lương cao khi lựa chọn học nghề tại Đức
Tóm lại, việc lựa chọn trường đại học hay lựa chọn trường nghề đều có những lợi ích riêng của nó. Và lựa chọn đúng đắn con đường bạn đi còn phụ thuộc và khả năng, sở thích và sự đam mê của bạn. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định của bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn một phần lựa chọn con đường riêng cho bạn. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn hãy gọi điện ngay đến 1900 7060 để có thêm tư vấn lựa chọn cho bản thân. Chúc bạn có được sự lựa chọn sáng suốt và phù hợp với bản thân.
Tags: bây giờ nên học đại học hay học nghề, nên học nghề hay đi làm, có nên học đại học, nên học nghề gì, các trường đại học dạy nghề, không học đại học nên học nghề gì, lựa chọn học nghề hay đại học, nên học đại học hay du học nghề